Recent Articles

Navigation : Home / / Article : Tài Liệu Tham Khảo

Tài Liệu Tham Khảo

Thứ Năm, 1 tháng 3, 2012 | No Comments | Labels :

Lãnh Đạo Bất Đắt Dĩ

chin5164_small.jpgÔng Phao-lô làm gì trong nghịch cảnh? Ông buộc phải chấp nhận một chuyến đi mà ông biết sẽ gặp nhiều khó khăn. Ông làm gì? Chắc chắn như bao con người khác trên tàu, ông Phao-lô đã làm tất cả những việc người ta bảo ông làm. Đến câu 21 ông Lu-ca mới để cho ông Phao-lô xuất hiện, và ông ‘soán quyền lãnh đạo', hoặc trở nên người chỉ huy trong một tình cảnh dường như không ai muốn chỉ huy, ai cũng muốn rút lui hoặc từ chức, vì chẳng ai muốn đứng mũi chịu sào trong cảnh dầu sôi lửa bỏng như thế này.

Thật ra khi ông Phao-lô nói những lời này, người lái tàu vẫn lái tàu, chủ tàu vẫn làm chủ tàu, thầy đội vẫn là người chỉ huy trên con tàu, và ông Phao-lô cũng vẫn là một hành khách tù nhân trên con tàu. Nhưng lời nói của ông trở thành lời nói có trọng lượng và đáng để cho giới lãnh đạo suy nghĩ và học tập.


Qua cách nói của ông Phao-lô: "Hỡi bạn hữu ta, chớ chi bữa trước tin lời ta mà chẳng rời khỏicamb2905_small.jpg đảo Cơ-rết, thì chúng ta đã chẳng mắc cơn nguy hiểm và tổn hại này." Câu nói của ông Phao-lô ám chỉ ba vấn đề:
(1) Ông Phao-lô gọi những người từng không nghe lời ông là bạn hữu. Ông không coi họ là đối thủ, là kẻ thù của ông.

(2) Người lãnh đạo đừng bao giờ đưa con tàu vào cơn bão để rồi gặp nguy hiểm và tổn hại.

(3) Tiếc rằng trước đây các bạn đã không tin lời tôi, bây giờ các bạn nên tin lời của tôi.

Chẳng những tin vào lời ông nói mà còn làm theo lời ông.


Một điều rất quan trọng mà người lãnh đạo cần có là lời nói đáng tin cậy có sức thuyết phục người khác. Khi hội chúng không tin, không chịu tin, không còn tin, không thèm tin vào lời nói của người lãnh đạo nữa, nghĩa là uy tín của người lãnh đạo chưa có hoặc không còn nữa; nghĩa là khó có thể lãnh đạo được ai; và nghĩa là nếu còn lãnh đạo thì hội chúng chỉ còn là những con người lãnh đạm gượng gạo, còn công việc thì chán ngắt buồn tẻ.


Tất nhiên người lãnh đạo không thể cứ nhắc mãi đến chuyện thất bại, chuyện quá khứ, chuyện không chịu nghe lời... Ông Phao-lô chỉ nhắc nhở bài học quá khứ một cách nhẹ nhàng còn bây giờ trong thực tại nguy khốn, mất hi vọng, người lãnh đạo cần làm gì?


Thầy đội, người chủ tàu, người lái tàu đều mất hi vọng, không có sự bình an. Người lãnh đạo không có hi vọng gì, liệu có thể làm được gì cho con tàu đây? Có thể họ chỉ ra lệnh cho người này làm việc này, làm việc kia... Người trên tàu có thể vâng lời làm việc này, làm việc kia và hoàn thành công việc, nhưng cuối cùng cả người lãnh đạo và người được lãnh đạo đều không có hi vọng.


camb2956_small.jpg
Ông Phao-lô nói: "Nhưng bây giờ, ta khuyên các ngươi hãy vững lòng; trong các ngươi chẳng mất ai hết, chỉ mất chiếc tàu mà thôi" (Câu 22). Người lãnh đạo phải đem hi vọng đến cho người cộng sự . Lãnh đạo không phải chỉ bắt con người thực hiện phương thức này, công việc kia... rồi sau đó thất vọng. Nhưng cần nhìn thấy khía cạnh tích cực là đằng sau những công việc đó con người có hi vọng? Muốn vậy, bản thân người lãnh đạo phải có hi vọng, phải có lòng bình an. Bản thân ông Phao-lô vẫn giữ được niềm hi vọng và lòng bình an trong khi mọi người hầu như hoàn toàn tuyệt vọng và bất an.
Lời nói đáng tin, niềm hi vọng và lòng bình an của ông Phao-lô đến từ đâu? Trong câu 23-26 cho chúng ta biết. "Vì đêm nay, một thiên sứ của Đức Chúa Trời, là Đấng ta thuộc về và hầu việc, có hiện đến cùng ta mà phán rằng...." Chúng ta có bàn về người lãnh đạo với khả năng nhìn xa trông rộng, khả năng nhìn xa trông rộng đó đến từ mối tương giao giữa đương sự với Đấng mà đương sự thuộc về và hầu việc . Nhờ mối tương giao với Chúa mà người lãnh đạo có khải tượng, có tầm nhìn xa trông rộng, có niềm hi vọng và lòng bình an.


Nếu sắp xếp lại chúng ta sẽ thấy trật tự sau đây:

(1) Người lãnh đạo duy trì mối tương giao với Chúa.

(2) Người lãnh đạo được Chúa bày tỏ để có thể nhìn xa trông rộng.

(3) Người lãnh đạo sống trong mối quan hệ với con người. Cùng làm việc với con người, đem hi vọng đến cho con người.


Trong số 276 người nghe ông Phao-lô nói: "trong các ngươi chẳng mất ai hết, chỉ mất chiếc tàu mà thôi" có thể có một người rất thất vọng, đó là ai? Đó là chủ tàu vì bị tán gia bại sản. Nhưng có thể người chủ tàu cũng vui. Vui vì tuy mất tàu nhưng những người đi trên con tàu của mình được toàn mạng thì cũng thoả lòng rồi. Hoá ra lãnh đạo không phải chỉ là giữ con thuyền trong cơn bão, không phải chỉ là làm sao điều khiển và kiểm soát con tàu, cũng không phải chỉ dùng kỹ thuật để bảo vệ con tàu... mặc dù còn tàu là còn người. Nhưng lãnh đạo trên hết là hướng đến con người, chớ không phải đơn thuần là bảo vệ tổ chức hoặc duy trì công việc. Lãnh đạo lấy con người làm mục đích chính chứ không phải lấy tổ chức và công việc làm mục đích chính.
camb2955_small.jpg

Tuy nhiên không phải ai cũng toàn tâm toàn ý tin vào lời người lãnh đạo, cũng không phải ai cũng trung thành với con tàu. Sẽ có một số người tìm cách đào ngũ, lén lút rời bỏ cộng đoàn. Đây là trường hợp trong câu 27-30, trong đêm thứ mười bốn một số người tìm cách rời bỏ con tàu.


Những người tìm cách rời tàu là ai? Chắc chắn không phải là chủ tàu, cũng không phải là người lái tàu, cũng không phải là thầy đội hoặc lính tráng, lại càng không phải là tù nhân. Vậy những người đó là ai? Ông Lu-ca gọi họ là những ‘bạn tàu'. "Bạn tàu tìm phương lánh khỏi chiếc tàu" (Câu 30). Đám hành khách này không muốn gắn bó với những người khác vì họ không có trách nhiệm gì trên con tàu này cả. Tàu không phải là của họ, họ cũng chẳng có cổ phần nào trên con tàu; họ cũng không phải là người chỉ huy; họ cũng không phải là tù nhân; cũng không có trách nhiệm gì với ai và với con tàu. Đối với họ con tàu chỉ là phương tiện, còn người khác không phải đối tượng để họ phải gắn bó hoặc sống chết với nhau. Đối với đám người này thì bản thân của họ, toan tính cho riêng họ là quan trọng hơn cả. Họ tính chuyện trốn khỏi tàu vì nghĩ rằng ít người thì họ có thể tự lo cho sự an nguy của họ.


Rời bỏ cộng đoàn một cách công khai hoà thuận và minh bạch thì không ai chê trách. Nhưng khi con tàu lâm cảnh nguy nan bão tố, đang có những vấn đề cần phải giải quyết mà một nhóm người lại bỏ trốn đi thì thật là đáng chê trách và không đẹp chút nào. Về sau chính những người toan tính lén lút rời bỏ tàu chắc chắn sẽ cám ơn ông Phao-lô, vì nếu không có ý kiến của ông chưa chắc họ đã toàn mạng. Nhưng vấn đề chính là tinh thần những người còn lại trên tàu sẽ bị rúng động như thế nào khi biết một số người đã bỏ tàu trốn đi. Việc này gây rối loạn làm cho lòng tin của một số người sẽ bị lung lay, và một số nhóm người khác sẽ lần lượt tìm cách bỏ tàu (mà không hề nghĩ đến chuyện sống chết thế nào).

Trước đó ông đã lên tiếng để đem đến hi vọng, đừng sợ ; bây giờ ông cần lên tiếng để những người trên tàu đừng bỏ đi . Người lãnh đạo cần đem đến sự an tâm cho từng cá nhân, nhưng người lãnh đạo cũng làm sao để an dân . Cá nhân được an tâm nhưng nếu cộng đoàn không an dân thì cộng đoàn mất bình an, mà cộng đoàn mất bình an thì cá nhân cũng mất bình an.

Bạn sẽ làm gì khi biết trong cộng đoàn mình có người tính chuyện bỏ đi? Bạn sẽ làm cách nào để ngăn lại?


pd1560179_s.jpg
Ông Phao-lô không tố cáo họ, không làm họ xấu hổ. Ông chỉ nói với người có thể giải quyết được vấn đề là thầy đội và toán lính, và họ đã giải quyết được vấn đề. Nói theo cách lãnh đạo, lãnh đạo là người cậy người khác làm việc. Một loại ‘giám đốc'. Lãnh đạo không phải là người làm hết chuyện này đến chuyện kia, nhưng lãnh đạo khôn ngoan là người xác định việc và tìm người thích hợp để giao việc.

Sau khi làm cho cá nhân an tâm, làm cho cộng đoàn an dân, bây giờ cần làm gì? Dù là con người của khải tượng nhưng ông Phao-lô cũng là con người thực tế. Thực tế đó nhắm vào con người, coi con người là quan trọng. "Vậy ta khuyên các ngươi hãy ăn, vì thật là rất cần cho sự cứu của các ngươi và chẳng ai trong vòng các ngươi sẽ mất một sợi tóc trên đầu mình" (Câu 34). Ăn mới có sức lực để bơi, để có thể chịu đựng được cái lạnh dưới nước, để thoát chết.

Thiên sứ của Đức Giê-hô-va đụng đến tiên tri Ê-li và nói rằng: "Hãy chổi dậy và ăn, vì đường xa quá cho ngươi" (
IVua 19:7).

Chúng ta thấy mục tiêu của ông Phao-lô trong trường hợp này nhắm vào con người chớ không nhắm vào con thuyền. Còn con người là sẽ có nhiều thứ, nếu mất con người thì dù có nhiều thứ và nhiều công việc thì cũng chẳng ích gì. Thông thường giới lãnh đạo chỉ chú ý đến công việc, phải làm, phải cống hiến; nhưng lại không quan tâm đến con người đảm nhiệm công việc để xem đương sự có đủ sức làm không? Có thức ăn nào nuôi thể xác, tinh thần, tâm linh đương sự chưa?

Chẳng những khuyên mọi người ăn mà ông Phao-lô còn làm gương cho mọi người nữa. Làm gương trong việc ăn thì thật là dễ dàng. Nhưng trong cảnh gió bão dồi dập mà ăn không phải là chuyện dễ, nhưng dù sao so với những việc khác thì ăn hoá ra dễ. Ông Phao-lô làm gương trong chuyện nhỏ nhưng vẫn có thể củng cố tinh thần mọi người trên tàu. Nếu người lãnh đạo có thể tạo lòng tin và khích lệ người khác làm những việc đơn giản nhất, dễ dàng nhất thì đó là bước đầu để thôi thúc họ làm những việc tiếp theo.
Giờ đây đến màn kết.
Ông Phao-lô nói trước ‘chỉ mất chiếc tàu mà thôi', nhưng giới chuyên môn, người lái tàu và chủ
pd1562006_s.jpg tàu tìm cách cứu cả hai. Họ hi vọng cứu được cả con tàu và con người. Kết quả là con tàu bị mắc cạn, sắp bị bể ra.

Ông Phao-lô nói trước ‘trong các ngươi chẳng mất ai hết', nhưng ‘bọn lính bàn định giết các tù phạm'. Họ cho rằng các tù phạm nhân cơ hội tàu vỡ sẽ trốn đi. Dù ‘tù phạm' Phao-lô không có ý tưởng đó, nhưng chắc gì những tù phạm khác không có ý tưởng bỏ trốn? Trước đó thì bạn tàu tìm cách trốn, giờ đây thì lính tráng nghi rằng tù phạm sẽ trốn. Giờ thì nan đề không đến từ cơn bão, nhưng đến từ con người.

Người lãnh đạo phải giải quyết những nan đề phát xuất từ hoàn cảnh bên ngoài nhưng cũng phải giải quyết những nan đề từ bên trong. Tận bên trong con người. Con người không có lòng tin, con người không an tâm, con người tiếc của, con người trốn chạy, con người nghi ngờ, ...
Cuối cùng thì thầy đội cũng trở thành người lãnh đạo (1) khi ông không theo số đông; (2) chẳng những không theo số đông mà còn ngăn trở nghị định đó (câu 43); (3) truyền đạt mệnh lệnh để mỗi người biết họ phải làm gì (câu 43b-44).
Mất tàu rồi, tàu vỡ rồi, có còn lãnh đạo được không?
 

0 Responses to "Tài Liệu Tham Khảo"

Leave a Reply